Theo thông báo từ Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Văn Lang, điểm chuẩn trúng tuyển sớm với 60 ngành đào tạo, phương thức xét tuyển học bạ trung học phổ thông đợt 1 năm 2024 dao động từ 18 đến 24 điểm.
Mục lục:
Tổng quan về trường Đại học Văn Lang
Đại học Văn Lang là trường đại học đa ngành – đa nghề, đào tạo theo định hướng ứng dụng thực tế. Ngày 27/01/1995, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định cho phép thành lập trường Đại học Văn Lang. Vào ngày 18/11/1999, trường sở hữu cơ sở đào tạo đầu tiên tại Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Quận 1, TP.HCM. Ngày nay là trụ sở chính của trường Đại học Văn Lang.
Đại học Văn Lang triển khai 50 ngành đào tạo bậc Đại học và 7 ngành đào tạo bậc thạc sĩ, 15 chương trình đào tạo liên kết, 22 chương trình đào tạo chất lượng cao. Các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn được kiểm định chất lượng quốc gia, quốc tế, và luôn phát triển theo định hướng ứng dụng được trên thực tế. Năm 2018, Đại học Văn Lang được công nhận chất lượng giáo dục quốc gia.
Bên cạnh đó, Đại học Văn Lang luôn chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị, sử dụng tối đa sức mạnh công nghệ để phát huy năng lực đào tạo, học tập của giảng viên và sinh viên. Đại học Văn Lang luôn chú trọng đầu tư lâu dài và bền vững cho đội ngũ giảng viên, đảm bảo đội ngũ cốt lõi này vững kiến thức, giỏi chuyên môn, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu đào tạo thế hệ trẻ trong tương lai.
Đại học Văn Lang hiện có các cơ sở:
- Cơ sở chính:
– Cổng Bình Thạnh: 69/68 Đặng Thuỳ Trâm – Phường 13 – Quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
– Cổng Gò Vấp: 80/68 Dương Quảng Hàm – Phường 5 – Quận Gò Vấp – TP. Hồ Chí Minh
- Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
- Ký túc xá: 160/63A – B Phan Huy ÍCh, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Phương thức tuyển sinh
Đại học Văn Lang áp dụng chính sách tuyển thẳng chỉ tiêu từ 3-5% số lượng thí sinh cho các bạn thuộc nhóm đối tượng sau:
- Thí sinh thuộc diện ưu tiên trong quy chế Tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo và có điểm thi THPT đảm bảo ngưỡng đầu vào của Đại học Văn Lang.
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt giải HSG trong kì thi cấp tỉnh/thành phố trở lên hoặc có đóng góp đặc biệt, thành tích xuất sắc trong lĩnh vực văn hoá, âm nhạc, thể thao, hoặc những bạn có điểm thi THPT trên 27 điểm
- Các thí sinh đạt 1080/1200 điểm trở lên với kết quả thi kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Tp.HCM tổ chức.
Các ngành tuyển sinh tại Đại học Văn Lang:
Điểm chuẩn sớm các ngành xét tuyển
Từ ngày 15/1-31/3, Trường Đại học Văn Lang nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt 1 vào 60 ngành đào tạo theo phương thức xét điểm học bạ trung học phổ thông.
Thí sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 cách tính điểm: xét điểm trung bình năm học lớp 12 hoặc xét điểm trung bình năm học lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 để tối ưu cơ hội trúng tuyển.
Theo thông báo từ Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Văn Lang, điểm chuẩn trúng tuyển sớm với 60 ngành đào tạo, phương thức xét tuyển học bạ trung học phổ thông đợt 1 năm 2024 dao động từ 18 đến 24 điểm. Cụ thể như sau:
Trước ngày 10/4, thí sinh trúng tuyển sớm theo phương thức xét tuyển học bạ trung học phổ thông đợt 1 năm 2024 sẽ nhận được thông báo chính thức từ Trường Đại học Văn Lang.
Từ ngày 8/4 đến hết ngày 31/5, Trường Đại học Văn Lang nhận hồ sơ xét tuyển sinh theo phương thức xét kết quả học tập trung học phổ thông đợt 2 năm 2024 và phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đối với các ngành đào tạo bậc đại học, hệ chính quy.