Xu hướng ngành nghề 2023: Học gì để bắt kịp xu hướng

Đối mặt với nhiều lựa chọn ngành học trong năm 2023, nếu chưa biết bản thân yêu thích chuyên ngành nào, tại sao bạn không thử chọn theo xu hướng hiện nay với nhiều việc làm đa dạng và cơ hội thăng tiến sau khi ra trường?

Tính đến đầu năm 2023, tại các trường ĐH, CĐ tại Việt Nam đã có tổng cộng hơn 300 các ngành nghề đào tạo, thuộc hơn 20 khối ngành khác nhau như: Khoa học giáo dục và Đào tạo sư phạm, Năng khiếu nghệ thuật, CNTT, Báo chí – Truyền hình – Truyền thông,… Chưa hết, số lượng ngành mới vẫn đã và đang được “khai sinh” thêm nhiều với mục đích giúp người học hiểu rõ tính chất ngành và thấy được độ đa dạng của ngành nghề hiện tại.

Ngành học và tiêu chí tuyển sinh ngày càng được mở rộng, kéo theo cơ hội xét tuyển của học sinh lớp 12 tại trường THPT, TTGDTX càng cao. Tuy nhiên, sự dễ dàng này đôi khi sẽ khiến các bạn trẻ cảm thấy mất phương hướng, tự mình đặt câu hỏi: “Liệu ngành học này có thực sự ổn định, cơ hội thăng tiến, thu nhập tốt sau khi ra trường?”. 

1. Logistics

Logistics không còn quá xa lạ khi là cụm từ xuất hiện nhiều trên các chuyến xe vận chuyển hàng hóa, kho hàng, cảng biển,… Tuy nhiên, không chỉ mang hàm nghĩa vận chuyển, giao nhận, Logistics còn được hiểu với nhiều vị trí ngành nghề khác nhau.

Tăng trưởng mạnh mẽ trong và sau Covid-19, Logistics đã chứng minh tiềm năng phát triển ở nhiều nơi như cảng biển, cửa khẩu, kho hàng, kho vận chuyển, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa, chuỗi cung ứng,…

Nhận thấy tiềm năng phát triển ngành, trong năm 2022 vừa qua, rất nhiều trường ĐH, CĐ đã nghiên cứu, đưa Logistics trở thành môn học, thậm chí là chuyên ngành vào chương trình đào tạo. Dù là cái tên mới giữa nhiều ngành học phổ biến, nhưng Logistics bất ngờ gây ấn tượng bởi số lượng các bạn trẻ ứng tuyển, thích thú với môn học rất đông đảo.

Theo học Logistics, sau khi ra trường, các bạn sinh viên có thể được làm trong các vị trí như:

  • Nhân viên xuất nhập khẩu
  • Nhân viên vận chuyển
  • Nhân viên cảng (Khai báo hải quan, kiểm hàng, giao hàng, giao nhận chứng từ, kiểm soát quá trình bốc xếp)
  • Nhân viên điều phối cung ứng hàng
  • Nhân viên thanh toán (nội địa, quốc tế)
  • Nhân viên quản lý thu mua, quản lý kho hàng

2. Công nghệ thông tin (CNTT) 

Không ngừng “hot”, không ngừng nổi bật là những gì mà ngành CNTT thể hiện trong nhiều năm trở lại đây. Tiến đến một thời đại công nghệ số 5.0, CNTT không chỉ đơn giản là về máy móc, robot hay những cụm từ mang tính hàn lâm mà đang càng lúc gần gũi hơn, trở thành một trong những chuyên ngành có chỉ số thí sinh nộp hồ sơ thi tuyển, xét tuyển cao.

CNTT không chỉ là chuyên ngành mà còn là lĩnh vực bao gồm nhiều ngành học đa dạng như:

  • Phát triển phần mềm
  • Lập trình Web
  • Ứng dụng phần mềm
  • Xử lý dữ liệu
  • Lập trình Mobile
  • Khoa học máy tính
  • Công nghệ phần mềm
  • Kỹ thuật mạng

Sở dĩ CNTT trở thành ngành học nổi bật, chưa bao giờ hết thời còn là bởi thu nhập ổn định, thậm chí cao “ngất ngưởng”, từ đó là động lực của nhiều bạn trẻ. Sau ra trường, các bạn có thể “apply” ở nhiều vị trí với mức lương dù là một sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm đã là 4 – 6 triệu đồng/tháng. Qua nhiều năm làm việc, mức lương sẽ càng tăng dần không chỉ theo kinh nghiệm mà còn là theo sản phẩm, sự phát triển ngành.

3. Marketing (Digital Marketing)

Công nghệ kỹ thuật số lớn mạnh cũng kéo theo cái tên Digital Marketing (Thương mại điện tử) được săn đón không khác gì ngành CNTT. Trong thời đại ai cũng ra ngoài với một chiếc laptop, smartphone trên tay, Digital Marketing không chỉ mang lại cuộc sống giải trí cởi mở, dễ dàng chia sẻ thông qua mạng xã hội mà còn tiện nghi, kết nối người dùng, cho phép mua sắm trực tuyến, cập nhật thông tin trên các trang web, sàn thương mại điện tử,…

Có thể thấy, Digital Marketing đã đem đến cuộc sống tiện lợi, từ làm việc, mua sắm cho tới giải trí, cập nhật thông tin trong ngày. Từ đó, nhân sự chuyên ngành này càng ngày càng đông đảo, luôn được săn đón bởi các doanh nghiệp áp dụng hình thức thương mại điện tử vào kinh doanh, truyền thông, quảng bá hình ảnh,…

Với ngành Digital Marketing, các bạn sinh viên sau ra trường có thể “apply” ở nhiều vị trí như:

  • Chuyên viên PR & Marketing online
  • Chuyên viên Content Marketing trên mạng xã hội (Facebook, TikTok, Instagram,…)
  • Chuyên viên Chăm sóc khách hàng
  • Chuyên viên thiết kế và quản trị website
  • Chuyên viên Marketing Ads (Facebook, Google,…)
  • Chuyên viên tổng hợp và phân tích dữ liệu online

Với mức lương cứng từ 3 – 5 triệu đồng trở lên (chưa có kinh nghiệm) cho tới 12 – 17 triệu đồng (đã có kinh nghiệm), các bạn trẻ còn được áp dụng chế độ lương thưởng theo sản phẩm, dự án Digital Marketing nếu như đạt doanh thu đúng chỉ tiêu.

4. Công nghệ kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa

Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là chuyên ngành nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vận hành các hệ thống, thiết bị tự động, triển khai các hệ thống điều khiển và tự động các dây chuyền sản xuất công nghiệp, các hệ thống điều khiển thông minh, robot nhằm tự động hóa các quá trình sản xuất. Việc này sẽ đưa máy móc làm việc thay cho các thao tác của con người, nhanh chóng, chính xác, đạt năng suất cao dù là trong dây chuyền sản xuất phức tạp.

Có thể nói, Công nghệ kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa là sự kết hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực điện, điện tử, công nghệ thông tin với kỹ thuật điều khiển tự động. Khi được đưa vào chương trình đào tạo, ngành học được hy vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các dự án điều khiển tự động trong lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, sinh hoạt gia đình và đời sống xã hội…

Sau khi ra trường, các bạn sinh viên Công nghệ kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa có thể ứng tuyển tại nhiều vị trí công việc như:

  • Thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng hệ thống điều khiển và tự động hóa.
  • Lập trình, mô phỏng hệ thống điều khiển và tự động hóa.
  • Lập trình điều khiển robot công nghiệp.
  • Quản lý kỹ thuật ngành điều khiển tự động tại các doanh nghiệp.
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế các giải pháp công nghệ cho hệ thống điều khiển tự động.
  • Kinh doanh cung cấp thiết bị điều khiển tự động, thiết bị thông minh.
  • Giảng viên lĩnh vực điện, điện tử, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và học ở các bậc đào tạo cao hơn

Ngoài cách lựa chọn theo ý thích, ngành nghề, các bạn trẻ chưa xác định rõ mong muốn bản thân hay độ hiểu biết của các ngành học cũng có thể tham khảo thông tin về các chuyên ngành xu hướng trong năm 2023 này để tự tin thi tuyển, xét tuyển, bớt lo lắng phần nào về tương lai của bản thân sau khi ra trường. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn đọc.