Mỗi mùa thi đến đều mang đến cho sĩ tử những áp lực không nhỏ. Đặc biệt là kỳ thi THPTQG, một kỳ thi quyết định đến tương lai của các bạn học sinh. Dưới đây là những kinh nghiệm luyện đề thi THPQG trong quá trình ôn thi giúp cho các bạn học sinh có thể sớm đạt được mức điểm mơ ước.
Mục lục:
Không nên coi thường câu dễ
Nhiều bạn cho rằng để được điểm cao, phải lướt thật nhanh câu dễ và làm câu khó thật lâu. Tuy nhiên, dù là câu dễ hay khó thì đều có mức điểm như nhau. Vì vậy đừng bao giờ coi thường câu dễ mà bỏ qua nó. Thực tế cho thấy nếu bạn giải thật kĩ câu khó mà câu dễ chủ quan thì mọi sai lầm đều phải trả giá bằng sự nuối tiếc. Hãy đọc kĩ câu hỏi và làm chắc chắn từ dễ đến khó, và kiểm tra kĩ trước khi nộp bài. Khi gặp câu khó, cũng đừng vội lao vào giải nó, hãy xác định xem câu đó thuộc mảng kiến thức nào, mình đã học chưa. Bạn nên giải những câu mình đã học trước, thời gian còn lại thì làm nhưng câu còn lại.
Không lao vào luyện đề khi còn quá sớm
Hãy luyện đề khi chắc kiến thức. Đừng luyện đề khi kiến thức còn “dở dở ương ương” vì bạn sẽ chẳng nhớ được gì cả. Luyện đề, hay chính là quá trình tổng ôn kiến thức, nó buộc bạn phải áp dụng những gì đã học trở thành tư duy và thao tác chứ không phải vừa ôn vừa lật lại xem từng li từng tí. Giai đoạn này bạn sẽ hồi tưởng lại kiến thức để xác định phần nào mình đã ổn, phần nào còn lỗ hổng để bồi đắp kiến thức lại. Vì vậy, hãy đảm bảo mình có “nền móng” vững chắc trước khi trở thành một chiếc trụ cột vững mạnh của trí nhớ.
Tâm lí vững vàng
Do đó không cần đi nhanh hơn ai hay bằng ai, bạn hãy đi bằng chính thực lực của mình. Miễn sao bạn luôn cố gắng thì không gì là chậm cả. Chậm những chắc, đó mới chính là cách giúp bạn tiến xa. Cũng đừng vì bạn bè đã luyện đề mà bản thân trở nên áp lực. Để trở nên thông thạo kiến thức đó, bạn bè của bạn cũng đã bỏ rất nhiều thời gian rồi.
Bạn cần chuẩn bị tâm lí tốt, vững tin và không nản lòng để có thể tiến bộ từng ngày. Đừng vì điểm số mà thành ra chán nản. Vậy mới biết luyện đề quan trọng cỡ nào. Chỉ khi luyện đề bạn mới biết dạng nào mình chưa vững hoặc chưa được tiếp xúc để dành thời gian học nó. Hãy cố gắng kiên trì nhé!
Bấm giờ làm đề một cách nghiêm túc
Hãy làm đề thi thử của các trường thật nghiêm túc. Điều này không những giúp các bạn học sinh đánh giá được khả năng của mình một cách chính xác nhất mà còn rèn được tâm lý thật vững để khi bước chân vào phòng thi có thể tự tin làm bài. Muốn tự tin khi vào phòng thi, thì ngay từ ban đầu các em cần phải luyện đề thật nghiêm túc và tập trung. Ngồi giải đề ở nhà cũng phải tưởng tượng như mình đang ngồi trong phòng thi đại học. Quan trọng nhất là lúc luyện đề phải bấm thời gian làm bài như thi thật.
Một số sĩ tử còn bật mí kinh nghiệm luyện đề của các bạn là lựa chọn thời gian luyện đề đúng với thời gian biểu của từng buổi thi đại học như: Thi khối A thì luyện đề môn Toán, môn Lý vào buổi sáng, môn Hóa vào buổi chiều…
Ghi chép cẩn thận sau khi luyện đề để rút kinh nghiệm lần sau
Các sĩ tử thường có thói quen luyện xong đề, tra đáp án để chấm mình đạt bao nhiêu điểm rồi… thôi, chuyển sang đề khác luôn. Đây là điều cực kì sai lầm: các bạn đã quên không tổng kết lại sau khi luyện đề rồi. Trong quá trình luyện đề, cần “đầu tư” một cuốn sổ nhỏ.
Trong đó tổng kết lại tất cả những lỗi hay mắc phải, những kiến thức mà mình chưa nắm vững, những dạng bài mà mình chưa làm được…để ghi nhớ và sau đó ôn luyện kỹ càng hơn. Chắc chắn sau mỗi lần ghi chép lại các em sẽ rút được kinh nghiệm trong những lần luyện đề tiếp theo đấy.
Giữ gìn sức khỏe
Để giữ cơ thể khỏe mạnh, bạn nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vitamin, ăn nhiều trái cây, rau quả, ngủ đủ giấc (8 giờ mỗi ngày),… Để không bị kiệt sức khi ôn luyện, bạn cần có kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lý như tránh học quá lâu, phải có thời gian giải lao giữa các giờ học, không thức khuya, ăn uống không đủ chất,… nếu không, cơ thể sẽ rất dễ bị bệnh. Một khi cơ thể không khỏe mạnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình ôn thi, bài thi sẽ khó đạt kết quả như mong muốn.
Xem thêm:
Kinh nghiệm ôn thi ĐGNL đạt 100+ dễ dàng từ A đến Z
Kỳ Thi ĐGNL ĐHQGHN là gì? Tại sao nên thi ĐGNL nếu không muốn ‘’ trượt ‘’ Đại Học