Phương Thức Tuyển Sinh là quá trình mà các trường Đại học và Cao đẳng sử dụng để chọn lựa và chấp nhận học sinh vào chương trình học của họ. Quá trình này đánh giá năng lực, kiến thức, kỹ năng và động cơ của thí sinh để đảm bảo họ đáp ứng các yêu cầu cụ thể của chương trình học tập. Mỗi trường sẽ có những phương thức tuyển sinh khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài này nhé.
Mục lục:
- 1 Phương thức tuyển sinh là gì?
- 2 Các phương thức xét tuyển được sử dụng trong kỳ tuyển sinh
- 2.1 1. Xét tuyển dựa theo kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT
- 2.2 2. Hình thức xét tuyển học bạ THPT
- 2.3 3. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi riêng
- 2.4 4. Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT và quy định của trường.
- 2.5 5. Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM
- 2.6 6. Xét tuyển học sinh giỏi
- 2.7 7. Xét tuyển học lực kết hợp phỏng vấn.
- 2.8 8. Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT
- 2.9 9. Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài.
- 2.10 10. Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi quốc tế
- 2.11 11. Xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp kết quả học tập 3 năm THPT
- 2.12 12. Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế.
- 2.13 13. Xét tuyển dựa trên điểm trung bình chung tích lũy của thí sinh tốt nghiệp đại học.
- 2.14 14. Xét tuyển kết hợp học bạ, kết quả thi THPT và thi tuyển các môn năng khiếu.
Phương thức tuyển sinh là gì?
Phương thức tuyển sinh là hệ thống các căn cứ, quy định được đưa ra ( theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT) nhằm xét tuyển hoặc thi tuyển các thí sinh có nhu cầu vào học đại học, tạo điều kiện cho thí sinh có cơ hội chọn lựa theo nguyện vọng của bản thân mình.
Các phương thức xét tuyển được sử dụng trong kỳ tuyển sinh
Đề án tuyển sinh năm 2023 cho thấy có gần 20 phương thức tuyển sinh khác nhau được đưa vào để tuyển chọn thí sinh. Trong đó có không ít trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển tạo cho thí sinh nhiều cơ hội tham gia tuyển sinh vào trường. Điều kiện để thí sinh tham dự một trong những phương thức xét tuyển của các trường đó là thí sinh phải tốt nghiệp THPT.
Dưới đây là các phương thức xét tuyển đã được công bố:
1. Xét tuyển dựa theo kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT
Xét tuyển dựa theo kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT là phương thức tuyển sinh đại học phổ biến nhất của các trường đại học trong suốt nhiều năm qua. Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả thi sẽ được sử dụng làm căn cứ để xét tốt nghiệp và thí sinh có thể sử dụng kết quả đó để xét tuyển vào các trường đại học. Tùy vào ngành học mà các trường sẽ xét tuyển những tổ hợp môn khác nhau, thí sinh xét tuyển kết quả thi theo tổ hợp môn mà nhà trường đưa ra.
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi, các trường đại học dựa theo căn cứ và quy định để đưa mức điểm sàn. Thí sinh đủ điều kiện sẽ nộp hồ sơ đăng ký. Mức điểm trúng tuyển sẽ được công bố sau thời gian đóng cổng đăng ký, tùy vào chỉ tiêu ngành đã đưa ra, nhà trường sẽ xét tuyển từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.
2. Hình thức xét tuyển học bạ THPT
Xét tuyển học bạ là một phương thức đánh giá và chọn lọc các thí sinh vào các trường đại học, cao đẳng dựa trên thành tích học tập của học sinh trong suốt thời gian học tại trường phổ thông. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phương thức xét tuyển học bạ áp dụng cho các trường THPT công lập, tư thục và ngoài công lập. Thông thường, các trường đại học sẽ đặt ra một mức điểm trung bình (GPA) tối thiểu để làm điều kiện xét tuyển học bạ.
Việc xét tuyển học bạ giúp học sinh có thể xét tuyển vào các trường đại học mà không cần đặt nặng kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực như kỳ thi tuyển sinh đại học Quốc gia hoặc kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, vì xét tuyển học bạ chỉ dựa trên bảng điểm của học sinh, nên hình thức này không thể đánh giá chính xác năng lực và khả năng của thí sinh tại thời điểm xét tuyển mà thiên về đánh giá cả quá trình học tập của học sinh lớp 12.
3. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi riêng
Kỳ thi riêng bao gồm: Kỳ thi đánh giá năng lực (Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội); kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội; kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Đại học Sư phạm TP.HCM.
– Kỳ thi đánh giá năng lực
Năm 2022 đến nay, xu hướng xét tuyển vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy vào các trường đại học tăng cao. Thí sinh cần nắm rõ phương thức tuyển sinh này để tăng cơ hội đỗ đại học cho bản thân mình.
Kinh nghiệm ôn thi kỳ thi đánh giá năng lực.
Kỳ Thi ĐGNL ĐHQGHN là gì? Tại sao nên thi ĐGNL nếu không muốn ‘’ trượt ‘’ Đại Học
– Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội.
Hơn 20 trường sử dụng kết quả bài thi ĐGTD để xét tuyển vào đại học
Kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022 do trường Đại Học Bách Khoa tổ chức.
– Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Đại học Sư phạm TP.HCM.
4. Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT và quy định của trường.
Thí sinh thuộc một trong những đối tượng nằm trong quy chế Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển của Bộ GD&ĐT và quy định của trường sẽ đủ điều kiện nộp hồ sơ và xét tuyển theo phương thức này. Ví dụ như: thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia; thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định; thí sinh đoạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế,….
5. Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM
Thí sinh là học sinh của 83 trường chuyên, năng khiếu của các trường đại học thuộc các tỉnh, thành trên toàn quốc; học sinh của 66 trường THPT; thí sinh giỏi nhất trường THPT năm 2023 được ưu tiên xét tuyển tùy theo đề án tuyển sinh đại học mỗi trường.
Kinh nghiệm ôn thi ĐGNL TPHCM 800+ chi tiết nhất
6. Xét tuyển học sinh giỏi
Thí sinh là học sinh giỏi cả 3 năm THPT hoặc là học sinh giỏi lớp 12, đi kèm hạnh kiểm tốt sẽ đạt yêu cầu xét tuyển tùy vào đề án nhà trường đưa ra. Thí sinh cần theo dõi sát sao yêu cầu trên đề án tuyển sinh để kịp cập nhập thông tin xét tuyển đối với học sinh giỏi.
7. Xét tuyển học lực kết hợp phỏng vấn.
Thí sinh có học lực khá, giỏi sẽ đủ điều kiện tham dự phỏng vấn do nhà trường tổ chức và ngược lại. Hình thức phỏng vấn là hình thức đối đáp trực tiếp giữa nhà trường và thí sinh nhằm chọn ra những thí sinh đạt yêu cầu.
8. Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT
Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như chứng chỉ IELTS, TOEFL iBT,…và điểm tốt nghiệp đạt yêu cầu của trường sẽ đồng thời xét tuyển theo 2 căn cứ trên.
Cách quy đổi điểm IELTS khi xét tuyển đại học
Những lợi thế khi xét tuyển đại học bằng chứng chỉ IELTS
9. Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài.
– Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế như SAT – Scholastic Assessment Test; ACT – American College Testing; IB – International Baccalaureate; A-Level – Cambridge International Examinations A-Level; ATAR – Australian Tertiary Admission Rank,….
– Thí sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT tại nước ngoài.
10. Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi quốc tế
Thí sinh tham dự một trong những kỳ thi quốc tế như Olympic Khoa học trẻ quốc tế; Chương trình AP và Kỳ Thi AP (Advanced Placement); Olympic Quốc tế và khu vực; Olympic Toán Quốc tế (IMO); Olympic Tin học Quốc tế (IOI);…đạt kết quả cao được xét tuyển vào trường đại học.
11. Xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp kết quả học tập 3 năm THPT
Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (IELTS, SAT, ACT…) và điểm trung bình học bạ 3 năm THPT theo quy định của trường sẽ đủ điều kiện xét tuyển này.
12. Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế.
– Thí sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt Nam đã tốt nghiệp chương trình THPT tại nước ngoài, hoặc được cấp bằng THPT nước ngoài tại Việt Nam và có chứng chỉ quốc tế như IELTS, SAT, ACT, IB…
13. Xét tuyển dựa trên điểm trung bình chung tích lũy của thí sinh tốt nghiệp đại học.
Thí sinh tốt nghiệp đại học và điểm trung bình tích lũy đạt đủ điều kiện nhà trường đưa ra sẽ được xét tuyển. Điểm trung bình tích lũy là điểm số được phòng đào tạo tính ra theo công thức nhất định tùy vào mỗi trường. Đó là cách tính điểm trung bình (GPA) cho sinh viên theo từng học phần ở mỗi học kỳ. Điểm sinh viên tích lũy dần qua các năm sẽ được tổng hợp và ra điểm GPA để xét tốt nghiệp đại học.
14. Xét tuyển kết hợp học bạ, kết quả thi THPT và thi tuyển các môn năng khiếu.
Thí sinh có điểm trung bình học bạ và thi tốt nghiệp THPT tổ hợp môn đăng ký kết hợp thi tuyển các môn năng khiếu như hát, vẽ,…đạt yêu cầu nhà trường đưa ra sẽ được trúng tuyển vào ngành học đăng ký.
Đứng trước “ma trận” phương thức xét tuyển hiện nay, phương thức xét tuyển trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Quá trình này không chỉ đánh giá kiến thức của thí sinh mà còn đo lường khả năng làm việc nhóm, sáng tạo, và tương tác xã hội. Dù bạn sử dụng phương thức nào, quyết tâm và chuẩn bị kỹ càng luôn là chìa khóa cho việc đánh bại kỳ thi đại học và bước vào cuộc học tập đầy tri thức. Đừng quên tự tin vào khả năng của bản thân và luôn nắm bắt cơ hội để thể hiện sự đa dạng và độc đáo của mình. Chúc bạn may mắn và thành công trên con đường học tập tại các trường Đại học Cao đẳng trong tương lai.