Mục lục:
- 1 1. Nguyện vọng 1 là gì?
- 2 2. Tại sao nguyện vọng 1 quan trọng?
- 3 3. Sắp xếp nguyện vọng xét tuyển đại học thế nào để chắc suất trúng tuyển?
- 3.1 3.1 Tìm hiểu thật kỹ về trường và ngành trước khi đặt nguyện vọng
- 3.2 3.2 Đặt nguyện vọng theo thứ tự giảm dần
- 3.3 3.3 Nên đặt nguyện vọng theo ngành, không phải theo trường
- 3.4 3.4 Nên tập chọn cho 3 nguyện vọng đầu
- 3.5 3.5 Dù đã trúng tuyển trước vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống
- 3.6 3.6 Tham khảo điểm của nguyện vọng đó vài năm về trước
- 4 4. Một số lưu ý để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh
1. Nguyện vọng 1 là gì?
Nguyện vọng 1 (NV1) là lựa chọn đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình đăng ký tuyển sinh đại học của học sinh. Đây là nguyện vọng mà học sinh mong muốn và có ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đăng ký. Bài viết này sẽ phân tích tầm quan trọng của nguyện vọng 1, những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nguyện vọng 1, và cung cấp một số lời khuyên hữu ích cho học sinh.
2. Tại sao nguyện vọng 1 quan trọng?
Nguyện vọng 1 có vai trò quyết định trong quá trình tuyển sinh đại học vì những lý do sau:
- Cơ hội trúng tuyển cao nhất: Các trường đại học thường ưu tiên xét tuyển những thí sinh đặt trường và ngành đó ở nguyện vọng 1.
- Phản ánh đam mê và định hướng nghề nghiệp: Nguyện vọng 1 thể hiện ngành học mà học sinh mong muốn và phù hợp nhất với sở thích và định hướng nghề nghiệp tương lai.
- Tạo động lực học tập: Khi đã xác định được nguyện vọng 1, học sinh sẽ có động lực học tập và ôn luyện tốt hơn để đạt được mục tiêu.
Quy trình xét tuyển nguyện vọng vào đại học dựa trên nhiều nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình tuyển sinh.
- Nguyện vọng 1: Được ưu tiên xét tuyển trước tiên. Đây là nguyện vọng có cơ hội trúng tuyển cao nhất.
- Nguyện vọng 2, 3, …: Nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1, hệ thống sẽ tự động chuyển sang xét tuyển các nguyện vọng tiếp theo theo thứ tự ưu tiên mà thí sinh đã đăng ký.
Nguyện vọng được xét theo thứ tự lần lượt, bắt đầu xét từ nguyện vọng 1. Việc xét nguyện vọng sẽ dừng lại ở nguyện vọng mà thí sinh mà thí sinh đủ điều kiện đậu.
Nếu không đậu các nguyện vọng ở vị trí cao, thí sinh sẽ được tiếp tục xét đến các nguyện vọng tiếp theo, lần lượt đến nguyện vọng cuối cùng. Trong trường hợp xét đến nguyện vọng cuối cùng mà vẫn không có nguyện vọng đậu thì đồng nghĩa với việc thí sinh trượt.
Về cơ bản quy chế thi tốt nghiệp 2024 không có nhiều thay đổi so với năm trước. Tuy nhiên, các em học sinh cũng cần chú ý đến việc đăng ký xét tuyển sớm để tránh rớt oan.
Năm nay, các trường cũng xét tuyển bình đẳng ở tất cả các nguyện vọng vào các ngành, không phân biệt thứ tự nguyện vọng. Thí sinh đã trúng tuyển vào một nguyện vọng nào sẽ không được đăng ký xét tuyển ở các nguyện vọng sau nữa. Do vậy, học sinh phải sắp xếp thứ tự nguyện vọng làm sao để có cơ hội trúng tuyển vào ngành, trường mình yêu thích nhất.
Hiện có rất nhiều trường xét tuyển sớm, thí sinh cần thực hiện theo các yêu cầu của trường về hồ sơ, thủ tục, hình thức xét tuyển. Đối với thí sinh tham gia đăng ký các phương thức xét tuyển sớm, được nhà trường thông báo đã đủ điều kiện trúng tuyển, nếu muốn được trúng tuyển chính thức vào trường, các em bắt buộc phải đăng ký trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT theo quy định. Khi đó, các trường mới có cơ sở dữ liệu để xét tuyển.
Những năm qua, rất nhiều thí sinh đã đăng ký xét tuyển sớm và đủ điều kiện trúng tuyển nhưng không đăng ký trên cổng tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, dẫn đến mất cơ cơ hội trúng tuyển đợt 1 và phải xét tuyển bổ sung vào đợt sau.
3. Sắp xếp nguyện vọng xét tuyển đại học thế nào để chắc suất trúng tuyển?
3.1 Tìm hiểu thật kỹ về trường và ngành trước khi đặt nguyện vọng
Trước khi đặt nguyện vọng, việc tìm hiểu trước về ngành và trường mà bạn muốn đặt nguyện vọng là rất quan trọng. Điều này rất quan trọng vì sau lần điều chỉnh nguyện vọng cuối cùng, bạn sẽ không được thay đổi nguyện vọng nữa. Bạn cần tìm hiểu trước về ngành và trường để tránh trường hợp sau khi nhập học lại không thích ngành học hoặc cảm thấy môi trường học tập, chương trình đào tạo của trường không phù hợp với bản thân.
Ưu tiên đặt nguyện vọng 1 theo mong muốn bản thân nhưng các thí sinh cũng cần cân nhắc đến khả năng nguyện vọng có phù hợp với mình hay không và cơ hội việc làm của những ngành đó ra sao.
Nguyện vọng 1 nên là ngành/trường mà thí sinh mong muốn nhất và có khả năng đáp ứng điểm chuẩn. Các nguyện vọng tiếp theo nên là các lựa chọn an toàn hơn và nên chọn các ngành/trường có mức điểm chuẩn khác nhau để gia tăng cơ hội trúng tuyển.
3.2 Đặt nguyện vọng theo thứ tự giảm dần
Nguyện vọng sẽ được xét theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống. Nếu đã đậu được nguyện vọng nào đó thì các nguyện vọng sau đó của thí sinh sẽ không được xét tiếp.
Vì thế, trước khi đặt nguyện vọng thí sinh cần hết sức cân nhắc xem mình thật sự thích ngành gì, trường nào và thích sự lựa chọn nào nhất. Nếu bạn thích và cảm thấy phù hợp với ngành nào đó nhất thì chắc chắn phải đặt ở nguyện vọng đầu tiên.
Theo sau đó là ngành và trường mà bạn yêu thích thứ 2, thứ 3,.. và giảm dần độ yêu thích với các nguyện vọng càng xa. Làm điều này sẽ đảm bảo sự yêu thích nguyện vọng bạn trúng tuyển cao hơn các nguyện vọng sau. Và các nguyện vọng sau phải cao hơn 1-3 điểm so với điểm chuẩn các năm trước.
3.3 Nên đặt nguyện vọng theo ngành, không phải theo trường
Điều quan trọng nhất ở việc học đại học chính là học đúng ngành mình thích. Vì bạn chỉ gắn bó với trường trong thời gian học đại học. Còn nghề nghiệp sẽ gắn bó với bạn trong suốt thời gian dài sau đó. Nên chọn những ngành chuyên của trường thì việc lượng kiến thức mà bạn được tiếp cận trong quá trình học sẽ xoay quanh ngành bạn học tốt hơn.
3.4 Nên tập chọn cho 3 nguyện vọng đầu
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng, tuy nhiên 3 nguyện vọng đầu là 3 nguyện vọng rất quan trọng. Thí sinh nên sắp xếp thứ tự nguyện vọng giữa các ngành, các trường phù hợp với mong muốn và theo năng lực của bản thân.
3.5 Dù đã trúng tuyển trước vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống
Sau khi trúng tuyển đợt 1, thí sinh lưu ý cần phải làm thêm thủ tục xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT. Nếu không thực hiện bước này thì xem như từ chối trúng tuyển.
Nếu bạn đã trúng tuyển bằng phương thức xét học bạ hoặc xét chứng chỉ quốc tế thì vẫn phải đăng ký nguyện nguyện vọng này trên hệ thống. Vì các nguyện vọng sẽ được đưa vào hệ thống để lọc.
3.6 Tham khảo điểm của nguyện vọng đó vài năm về trước
Việc tham khảo điểm của vài năm trước sẽ giúp bạn cân nhắc xem mình có khả năng với nguyện vọng này không. Tuy nhiên đây chỉ là điểm mang tính chất tham khảo tương đối vì tùy vào tình hình mỗi năm mà điểm có thể thay đổi theo xu hướng tăng hoặc giảm.
4. Một số lưu ý để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh
- Khi thí sinh đã trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm và mong muốn nhập học tại trường, nên đặt nguyện vọng vào trường ở vị trí ưu tiên cao trong danh sách các nguyện vọng.
- Đồng thời, các em cũng cần đảm bảo tất cả các giấy tờ và hồ sơ cần thiết đã được chuẩn bị và nộp đúng hạn theo yêu cầu của trường bao gồm cả việc xác nhận nguyện vọng trên hệ thống tuyển sinh quốc gia.
- Việc theo dõi các thông tin cũng vô cùng quan trọng, thí sinh nên theo dõi thường xuyên các thông báo và thông tin từ phòng tuyển sinh của trường để cập nhật kịp thời các yêu cầu và hướng dẫn mới nhất.
- Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến quá trình đăng ký nguyện vọng và xét tuyển, thí sinh nên liên hệ trực tiếp với phòng tuyển sinh của trường để được giải đáp và hỗ trợ.
- Đối với các bạn thí sinh đã trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm, đặc biệt là một số bạn đã tìm hiểu trường rất kĩ qua các đợt tư vấn tuyển sinh và đi tham quan nhà trường, nếu đưa lên thành nguyện vọng 1 trên hệ thống thì khả năng trúng tuyển gần như chắc chắn.
Hiện nay, rất nhiều thí sinh không tìm hiểu kỹ các ngành nghề mà chỉ chọn ngành theo xu hướng chung. Việc này gây khó khăn cho các em trong quá trình học cũng như sau này ra trường làm việc. Do vậy, ngoài việc tìm hiểu thông tin tuyển sinh, các em cần tìm hiểu kỹ ngành nghề để có thể lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân từ đó có thể học tập và làm việc tốt trong tương lai.
Trong suốt thời gian đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng trên hệ thống chung, thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp để đảm bảo cơ hội trúng tuyển vào đúng ngành, đúng trường mong muốn.