Phương Thức Xét Tuyển Học Bạ trong Tuyển Sinh 2024

Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2024, một trong những phương thức xét tuyển phổ biến là xét tuyển dựa trên học bạ THPT. Phương thức này đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều trường đại học ở Việt Nam sử dụng, nhằm tạo điều kiện công bằng và minh bạch cho các thí sinh trong quá trình tuyển sinh. Dưới đây là một số thông tin chi tiết để giải thích về phương thức xét tuyển này:

Xét tuyển học bạ là gì?

Xét tuyển học bạ là quá trình đánh giá và lựa chọn thí sinh vào các trường đại học dựa trên thành tích học tập của họ trong suốt thời gian học tại trường phổ thông (THPT). Thay vì dựa vào kỳ thi tuyển sinh đặc biệt, các trường đại học sẽ xem xét các thông tin về điểm số, học lực, hoạt động ngoại khóa, và các thành tích khác của thí sinh trong học bạ THPT để ra quyết định.

Tùy vào từng trường đại học, cao đẳng mà tiêu chí XDHB khác nhau. Tuy nhiên, có 2 điều kiện bắt buộc thí sinh phải đáp ứng khi đăng ký XDHB (theo Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo) như sau:

Điều kiện thứ nhất: Thí sinh muốn xét tuyển học bạ phải tốt nghiệp Trung học Phổ thông hoặc sẽ tốt nghiệp Trung học Phổ thông trong năm đăng ký xét tuyển.

Điều kiện thứ hai: Điểm của từng môn trong tổ hợp xét tuyển tối thiểu phải đạt 6.0 trở lên.

Thủ tục hồ sơ xét tuyển học bạ

So với phương thức xét tuyển bằng điểm thi Đại học thì hình thức xét học bạ đơn giản hơn nhiều. Do đó học viên chỉ cần đáp ứng các tiêu chí mà trường Đại học quy định và chuẩn bị hồ sơ xét tuyển học bạ bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Đơn đăng ký xét tuyển theo mẫu riêng của trường.
  • Bản photo học bạ đã công chứng.
  • Bằng tốt nghiệp THPT/Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản photo đã công chứng).
  • CMND/CCCD (bản photo đã công chứng).
  • 04 ảnh 3×4 chụp sắc nét.
  • Lệ phí xét tuyển (tùy từng trường quy định).
  • Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).
  • Phong bì dán sẵn tem, điền đầy đủ địa chỉ, số điện thoại của mình để trường thông báo kết quả xét tuyển.

Ưu, nhược điểm của xét tuyển học bạ

Ưu điểm:

Không phải đột nhiên phương thức XDHB lại HOT trong các năm tuyển sinh gần đây. Để được nhiều thí sinh lựa chọn gửi gắm ước mơ vào cổng trường đại học, phương thức XDHB có rất nhiều ưu điểm:

– Áp lực thi cử được giảm bớt: Học sinh lớp 12 phải chịu những áp lực thi cử, học tập lớp hơn gấp nhiều lần so với những lớp khác. Việc học trên trường vừa phải đảm bảo đúng như phân phối chương trình, với nhiều bộ môn khác nhau, vừa phải tập trung ôn thật tốt các môn tổ hợp xét tuyển đại học. Để có một cuốn sổ học bạ đẹp, các em cần tập chung học tập tốt ngay từ những năm lớp 10, 11. Đến năm lớp 12, vô hình áp lực sẽ được giảm bớt phần nào, bởi nó đã được san sẻ cho 2 năm học trước đó. Tập chung học tập tốt từ trên trường, kiếm những điểm thật đẹp bằng những bài kiểm tra miệng, kiểm tra một tiết, kiểm tra học kỳ có thể sẽ dễ dàng hơn so với việc làm bài thi tốt nghiệp trong một phòng thi xa lạ.

– Mở thêm cơ hội trúng tuyển: Điều này sẽ hợp lý hơn với những thí sinh xét tuyển bằng nhiều phương thức khác nhau. Nếu các em đã lựa chọn xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, thì việc lựa chọn xét tuyển thêm phương thức XDHB sẽ giúp các em có thêm cơ hội trúng tuyển vào đại học. Chẳng mất gì, bởi cuốn sổ học bạ đã có rồi, điều các em cần làm là tìm hiểu thật kỹ điều kiện xét tuyển của trường mình chọn, xem xét điểm học bạ của các năm trước và khả năng điểm chuẩn năm nay có phù hợp với mình hay không, sau đó làm một bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển và đợi kết quả. Biết đâu được, mình lại trúng tuyển vào trường mơ ước bằng điểm học bạ, thay vì phải bon chen đăng ký nguyện vọng rồi hồi hộp cả tháng trời đợi kết quả trúng tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT.

Còn vô vàn những ưu điểm khác của phương thức XDHB, tuy nhiên có lẽ chỉ cần 2 ưu điểm nổi bật trên, cũng đủ để các em thí sinh cân nhắc với phương thức xét tuyển này,

Nhược điểm:

– Dễ xảy ra cạnh tranh không công bằng: Đánh giá điểm học bạ giữa các trường, giữa các địa phương không đồng đều và có sự ảnh hưởng bởi quan điểm của mỗi giáo viên, chủ trương của từng trường. Vậy nên có thể thí sinh ở trường này có điểm học bạ thấp do trường đánh giá chặt chẽ, thí sinh ở trường khác có điểm học bạ cao do được đánh giá “thoáng” hơn. Chưa kể, nếu phương thức học bạ lên ngôi, tình trạng “mua điểm”, “con ông cháu cha” vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi. Một cán bộ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tuyển sinh từng chia sẻ: Mỗi năm thực hiện phương án xét tuyển học bạ, ông nhận thấy đa phần thí sinh có điểm học năm lớp 12 cao hơn hẳn so với điểm của 2 năm lớp 10, 11 hoặc chênh rất nhiều so với điểm thi tốt nghiệp THPT. Để đảm bảo việc xét học bạ được công bằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có hệ thống đánh giá điểm học bạ thống nhất giữa các cơ sở giáo dục với nhau.

– Phải học đều các môn ngay từ đầu cấp: Nhiều học sinh có tư tưởng “thả phanh” 2 năm đầu (lớp 10 và 11) và đến năm lớp 12 mới chú trọng việc học tập. Dẫn đến điểm học bạ của 2 năm trước thấp hơn lớp 12 rất nhiều, điều này vô tình kéo điểm trung bình học bạ xuống, làm giảm cơ hội trúng tuyển vào đại học của các em. Nếu xác định tham gia xét tuyển đai học bằng phương thức XDHB, thí sinh phải tập trung việc học ngay từ những năm lớp 10, 11.

Cách tính điểm xét học bạ năm 2023

Mỗi trường ĐH đều có mỗi cách tính điểm khác nhau, tuỳ thuộc vào chỉ tiêu và yêu cầu đề ra. Chi tiết cách xét tuyển Các Trường Đại Học Công Bố Phương Thức Xét Tuyển Học Bạ THPT 2024
Một số cách tính điểm xét học bạ năm 2023 đang được nhiều trường ĐH đưa ra như sau:

Cách tính điểm xét học bạ THPT 5 học kỳ: Xét tuyển dựa vào điểm trung bình môn 5 học kỳ (bao gồm 2 học kỳ năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển ứng với ngành do thí sinh đăng ký.

Điểm mỗi môn (gọi là Điểm M) được tính bằng trung bình cộng của điểm trung bình môn trong 5 học kỳ (làm tròn đến 2 chữ số thập phân).

Công thức tính Điểm M như sau:

Điểm M = (ĐTB môn HK1 lớp 10 + ĐTB môn HK2 lớp 10 + ĐTB môn HK1 lớp 11 + ĐTB môn HK2 lớp 11 + ĐTB môn HK1 lớp 12)/5.

Cách tính điểm xét học bạ THPT 6 học kỳ: Tính điểm xét học bạ THPT 6 học kỳ dựa trên điểm trung bình của 6 học kỳ từ lớp 10 đến lớp 12. Công thức tính điểm xét tuyển học bạ trong 6 học kỳ được tính như sau:

Điểm M = ĐTB môn HK1 lớp 10 + ĐTB môn HK2 lớp 10 + ĐTB môn HK1 lớp 11 + ĐTB môn HK2 lớp 11 + ĐTB môn HK1 lớp 12 + ĐTB môn HK2 lớp 12)/6.

Cách tính điểm xét học bạ trung bình theo từng môn

Công thức tính: Điểm xét tuyển = (Điểm tổng kết môn 1 + Điểm tổng kết môn 2 + Điểm tổng kết môn 3)/3.

Cách tính điểm xét học bạ điểm trung bình 3 môn của 2 học kỳ lớp 12

Công thức tính: Điểm xét tuyển = (Điểm HKI môn 1 + Điểm HKII II môn 1)/2 + (Điểm HK I môn 2 + Điểm HK II môn 2)/2 + (Điểm HK I môn 3 + Điểm HK II môn 3)/2.

Những điều cần lưu ý khi đăng ký nguyện vọng bằng phương thức xét học bạ

– Dù là xét học bạ, thí sinh vẫn phải đảm bảo điều kiện là đỗ tốt nghiệp cấp 3.

– Xét tuyển học bạ và xét tuyển nguyện vọng là hai phương thức hoàn toàn độc lập nên thí sinh dù đã xét học bạ vào một trường thì vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào một trường khác; hoặc ở cùng một trường thì vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào một ngành khác, với một tổ hợp môn khác… Sĩ tử có thể đăng ký xét tuyển học bạ vào một trường dù không đăng ký nguyện vọng vào trường đó.

– Với phương thức xét tuyển học bạ không giới hạn số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Do đó, thí sinh có thể nộp hồ sơ vào nhiều ngành và nhiều trường khác nhau, vì đây là hình thức xét tuyển riêng. Nếu trúng tuyển nhiều ngành thì sẽ được chọn ngành yêu thích nhất.

– Tùy từng trường ĐH lại có cách thức xét tuyển học bạ riêng. Có trường năm trước xét học bạ nhưng năm nay lại không xét học bạ và cũng có trường năm ngoái không xét nhưng năm nay lại xét học bạ. Thí sinh cần tham khảo kỹ thông tin của từng trường trước khi quyết định.

– Ở một số trường ĐH, số lượng hồ sơ đăng ký phương thức xét học bạ rất lớn ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên. Ở đợt sau có thể điều kiện xét tuyển sẽ cao hơn. Do đó, thí sinh nộp hồ sơ càng sớm càng tốt để có khả năng trúng tuyển cao hơn.

– Để nắm chắc cơ hội trúng tuyển và không phí thời gian, thí sinh cần hiểu rõ kết quả học tập THPT của mình cũng như điều kiện xét tuyển của trường ĐH.

– Thí sinh cần chuẩn bị thật đầy đủ hồ sơ xét học bạ. Bởi nếu không nộp đủ giấy tờ cần thiết, hồ sơ của thí sinh có rất nhiều khả năng sẽ bị loại.

– Việc xét tuyển học bạ có số chỉ tiêu nhất định tùy từng trường, thí sinh nên đăng ký dự thi THPT quốc gia và dùng điểm thi xét tuyển ĐH để tránh trường hợp xét tuyển học bạ mà không đỗ.

Hy vọng những thông tin cung cấp trên đây đã phần nào giải đáp được thắc mắc của các bạn về vấn đề Phương thức xét tuyển học bạ là gì? ? Tuy nhiên, mỗi trường đại học đều có những quy tắc và điều kiện xét tuyển học bạ riêng biệt, các bạn phải tìm hiểu thông tin thật kỹ để tránh nhầm lẫn hoặc sai sót đáng tiếc. Chúc các bạn thành công.