Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là một kỳ thi được trường ĐH QGHN tổ chức. Đây là cơ hội để các thí sinh thể hiện khả năng, kiến thức và kỹ năng của mình qua các bài thi được thiết kế cẩn thận. Kỳ thi này không chỉ đánh giá năng lực của thí sinh mà còn là cơ hội để họ trải nghiệm môi trường thi cấp độ cao và làm quen với các dạng câu hỏi thường gặp trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Kỳ thi nhằm mục đích đánh giá đúng năng lực, kiến thức, kỹ năng của học sinh THPT và phục vụ cho công tác xét tuyển ĐH-CĐ của các trường. Trong cả nước đã có gần 80 cơ sở giáo dục đại học, học viện sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN làm phương án xét tuyển.
Mục lục:
Cấu trúc đề thi
Quy trình xây dựng bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội được tiến hành nghiêm ngặt, chặt chẽ, qua 5 bước: Thiết kế dạng thức bài thi (cấu trúc bài thi); xây dựng ma trận đề thi; biên soạn ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa; công bố đề thi tham khảo và kết xuất câu hỏi từ ngân hàng phục vụ kì thi.
Quá trình này thực hiện từ tháng 8.2023 đến nay và dạng thức bài thi đánh giá năng lực năm 2025 tiếp tục hội thảo lấy ý kiến từ các chuyên gia bộ môn.
Dạng thức và ma trận được xây dựng bài bản, thận trọng, bản thiết kế phù hợp với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới (học liệu, giảng dạy, học tập/lựa chọn…) đánh giá các năng lực cốt lõi và nhóm năng lực đặc thù của học sinh; không gây xáo trộn, không bị ảnh hưởng việc dạy học, kiểm tra, đánh giá của giáo viên THPT, học sinh.
Điểm mới về dạng câu hỏi, cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 có những điều chỉnh về bố cục, tăng tính lựa chọn cho người học, phát huy năng lực của học sinh và định hướng cho các cơ sở giáo dục “tuyển đúng” “tuyển trúng” thí sinh. Kì thi giữ vững mục tiêu: Ổn định, phân loại và hướng nghiệp.
Dự kiến cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần thi:
Phần 1: Toán học và xử lý số liệu (Toán học, 50 câu hỏi – 75 phút).
+ Bài thi gồm có 35 câu hỏi trắc nghiệm 4 lực chọn/01 đáp án đúng duy nhất và 15 câu hỏi điền đáp án.
+ Câu hỏi của bài thi sẽ bao gồm các lĩnh vực sau: Đại số; Hình học; Giải tích; Thống kê và xác suất sơ cấp.
+ Thời gian làm bài thi: 75 phút.
Phần 2: Văn học – Ngôn ngữ (50 câu hỏi – 60 phút).
+ Bài thi gồm 50 cây hỏi trắc nghiệm với dạng câu hỏi là 4 lựa chọn/01 đáp án đúng duy nhất
+ Ngữ liệu của bài thi sẽ liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng – ngữ pháp), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật.
+ Thời gian làm bài thi: 60 phút
Phần 3 – Khoa học (50 câu hỏi – 60 phút) với các phần để thí sinh lựa chọn.
+ Bài thi sẽ gồm có 47 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn/01 đáp án đúng duy nhất và 03 câu điền đáp án thuộc lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học.
+ Bài thi sẽ bao gồm những kiến thức sau:
Vật lý: Cơ học, Điện học, Quang học, Từ trường, hạt nhân nguyên tử, Lượng tử ánh sáng;
Hóa học: Hóa học đại cương (các nguyên tố, cấu tạo nguyên tử); Hóa vô cơ; Hóa hữu cơ…;
Sinh học: Sinh học cơ thể, Di truyền và biến dị, Tiến hóa…;
Lịch sử: Lịch sử thế giới cận – hiện đại Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại…;
Địa lý: Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Địa lý các ngành kinh tế, Địa lý các vùng kinh tế.
+ Thời gian làm bài thi: 60 phút.
Về kiến thức trong bài thi sẽ được phân bổ như sau:
– Phần 1 và phần 2:
+ Kiến thức trong chương trình lớp 10: 10%;
+ Kiến thức trong chương trình lớp 11: 20%;
+ Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.
– Phần 3:
+ Kiến thức trong chương trình lớp 11: 30%
+ Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.
Tổng số câu hỏi chấm điểm là 150 câu hỏi, trong đó có 132 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn với 1 đáp án đúng duy nhất, 15 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Toán học, 03 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Vật Lý, Hóa học, Sinh học.
Thủ tục dự thi và cách làm bài thi đánh giá năng lực đại học quốc gia Hà Nội
Theo Quyết định 4627/QĐ-ĐHQGHN, thủ tục dự thi và cách làm bài thi đánh giá năng lực đại học quốc gia Hà Nội sẽ được thực hiện như sau:
Về thủ tục dự thi:
– Thí sinh có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định và xuất trình CCCD cho cán bộ coi thi;
– Thí sinh chấp hành hiệu lệnh của điểm thi và hướng dẫn của cán bộ coi thi kiểm tra và xác minh nhân thân, hướng dẫn làm thủ tục đề nghị sữa chữa thông tin, hướng dẫn thí sinh làm thủ tục chụp ảnh (nếu cần).
– Tư trang của thí sinh (nếu có) không thuộc danh mục vật dụng được mang vào phòng thi phải để cách xa khu vực phòng thi tối thiểu 25m. Thí sinh dự thi có trách nhiệm tự bảo quản và chịu trách nhiệm về tư trang giá trị.
Tùy theo điều kiện cơ sở hạ tầng, Hội đồng thi có thể sử dụng máy dò quét kim loại, thiết bị thu phát truyền tin kiểm tra trước khi thí sinh vào khu vực thi.
Về cách làm bài thi:
– Thí sinh làm bài thi trên máy tính thông qua tài khoản đăng nhập 1 lượt duy nhất. Tài khoản này sẽ chỉ hoạt động duy nhất trên một máy tính tại cùng một thời điểm.
– Sau khi đăng nhập, hệ thống phần mềm tổ chức thi sẽ sinh đề thi từ dữ liệu ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa theo ma trận và bản mô tả đặc tính đề thi, đảm bảo rằng mỗi thí sinh có 1 đề thi riêng.
– Bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần. Thí sinh làm lần lượt từng phần, chọn đáp án bằng cách nhấp chuột máy tính vào ô tròn trống (○), máy tính sẽ tự động ghi nhận và hiển thị thành ô tròn màu đen (●).
Đối với các câu hỏi điền đáp án: nhập đáp án vào ô trống dạng số nguyên dương, nguyên âm (ví dụ: -1) hoặc phân số tối giản(ví dụ: -3/4); không nhập đơn vị vào ô đáp án. Thí sinh chỉ có thể làm lại câu hỏi trong cùng 1 phần.
Kết thúc thời gian làm bài hoặc nộp bài, màn hình sẽ hiển thị thông báo điểm thi trong 60 giây.