Trường Đại học Mở Hà Nội là trường đại học công lập tự chủ toàn diện với sứ mệnh “Mở cơ hội học tập cho mọi người”. Tại đây, người học là trung tâm, là chủ thể của quá trình kiến tạo tri thức. Suốt 30 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Mở Hà Nội luôn nêu cao văn hóa giàu tính nhân văn cùng triết lý đào tạo “Mở cơ hội – Mở trái tim – Mở trí tuệ – Mở tầm nhìn – Mở tương lai”.
Năm 2024, Trường Đại học mở Hà Nội xét tuyển theo nhiều phương thức:
- Xét tuyển căn cứ vào kết quả thi các môn văn hóa từ kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ)
- Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh
- Xét kết quả bài thi năm 2024 (bài thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức – HSA, bài thi đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức – HUST)
- Xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu
- Xét kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu
- Sử dụng phương thức khác (nếu có)
Với hình thức xét học bạ (nhận hồ sơ xét học bạ từ ngày 02/5/2024 đến 20/06/2024) thí sinh cần có điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp xét tuyển (THXT) hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6,0. Điểm trung bình của môn học tham gia xét tuyển là điểm trung bình cả năm lớp 12 của môn học đó.
Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức xét tuyển theo các phương thức xét tuyển trình độ đại học năm 2024 các ngành, cụ thể như sau:
Các ngành có thi môn năng khiếu vẽ gồm: ngành Thiết kế nội thất, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa và ngành Kiến trúc. Các môn năng khiếu vẽ tính hệ số 2 gồm: Hình họa, Vẽ Mỹ thuật và Bố cục màu.
Thí sinh muốn xét tuyển bằng phương thức mã 402 cần tham dự bài thi HSA hoặc HUST, thời gian thi theo lịch thi của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội công bố. Thí sinh cần xem kỹ thủ tục đăng ký xét tuyển vào các ngành trên tại Cổng thông tin của Trường Đại học Mở Hà Nội.
Trong đó mã xét tuyển, mã tổ hợp được quy định như sau:
– 100: Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT;
– 200: Sử dụng kết quả học tập cấp THPT;
– 301: Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh;
– 402: Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức;
– 405: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển; – 406: Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển; – 500: Sử dụng phương thức khác (xét tuyển dự bị đại học,…);
– Q00: Tổ hợp xét tuyển quy ước sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức;
– K00: Tổ hợp xét tuyển quy ước sử dụng kết quả bài thi đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức.
– Xét tuyển tổng điểm 3 môn (gồm cả điểm ưu tiên, không có môn nào trong THXT có kết quả từ 1,0 trở xuống) theo từng ngành/chuyên ngành và theo từng THXT, lấy từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.
– Nguyên tắc tính Tổng điểm xét tuyển như sau:
Các ngành/chuyên ngành gồm 3 môn văn hóa tính hệ số 1:
Tổng điểm xét tuyển = (Môn 1) + (Môn 2) + (Môn 3) + [Điểm UT (nếu có)
Các ngành/chuyên ngành có 1 môn tính hệ số 2:
Tổng điểm xét tuyển = (Môn 1) + (Môn 2) + (Môn 3 x 2) + [Điểm UT (nếu có) x 4/3]
Các ngành/chuyên ngành có 2 môn tính hệ số 2:
Tổng điểm xét tuyển = (Môn 1) + (Môn 2 x 2) + (Môn 3 x 2) + [Điểm UT (nếu có) x 5/3]
– Trường áp dụng chính sách ưu tiên chung theo quy chế tuyển sinh hiện hành theo khu vực và đối tượng chính sách. Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên.
-Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.
– Trường Đại học Mở Hà Nội xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng.
– Tiêu chí phụ: Nếu ở mức điểm trúng tuyển có nhiều thí sinh bằng điểm nhau, nhà trường chọn thí sinh có điểm môn thi thứ nhất cao hơn (Thứ tự môn thi tính theo thứ tự các môn trong THXT quy định tại mục 1.6; riêng THXT Q00, K00 tiêu chí phụ quy định tại Mục 1.6.2.3 ) ngoài các tiêu chí cứng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Kết thúc đợt xét tuyển đợt 1, nếu còn chỉ tiêu, Trường sẽ xét tuyển nguyện vọng bổ sung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Trường Đại học Mở Hà Nội không quy định độ lệch điểm chuẩn giữa các THXT trong cùng một ngành/chuyên ngành. Riêng 3 ngành Luật kinh tế, Luật quốc tế và Luật tách riêng chỉ tiêu THXT C00 để xét tuyển với số lượng chỉ tiêu khoảng bằng 30% chỉ tiêu của ngành.
– Trường Đại học Mở Hà Nội không sử dụng kết quả miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh. Trường thực hiện quy đổi điểm Ngoại ngữ như sau:
Thí sinh có chứng chỉ (đang trong thời hạn có giá trị tính đến ngày 20/8/2024) trong bảng trên và muốn sử dụng để thay thế cho môn ngoại ngữ trong THXT khi tham gia xét tuyển vào Trường thì thực hiện như sau:
+ Nộp chứng chỉ (bản sao có chứng thực hợp lệ) về phòng Quản lý Đào tạo từ ngày 01/4/2024 đến trước ngày 01/7/2024. Thí sinh cần ghi rõ số báo danh dự thi tốt nghiệp THPT 2024 (nếu có) ở phía trên góc phải của chứng chỉ;
+ Khi nhập học thí sinh phải nộp bản gốc chứng chỉ để nhà trường kiểm tra, thí sinh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu chứng chỉ không hợp lệ;
+ Mức quy đổi điểm này chỉ có giá trị khi tham gia xét tuyển ở Trường Đại học Mở Hà Nội.
Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển của phương thức sử dụng bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy
Đối với thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức (HSA)
- Thí sinh có Tổng điểm từ 75/150 điểm trở lên đủ điều kiện nộp hồ sơ;
- Không có phần nào trong 3 phần của bài thi HSA (Tư duy định lượng, Tư duy định tính, Khoa học) có điểm ≤ 5,0 điểm;
- Điểm xét tuyển = Tổng điểm bài thi HSA*30/150 + [Điểm ưu tiên (nếu có)]
Trong đó:
– Tổng điểm bài thi HSA tính theo thang điểm 150;
– Điểm ưu tiên là tổng điểm của ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành;
Đối với thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức (HUST).
- Thí sinh có Tổng điểm từ 50/100 điểm trở lên mới đủ điều kiện nộp hồ sơ;
- Không có điểm từng phần thi trong bài thi HUST dưới mức quy định (Tư duy Toán học ≤ 4 điểm, Tư duy Đọc hiểu ≤ 2 điểm, Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề <4 điểm)
- Điểm xét tuyển = Tổng điểm bài thi HUST *30/100 + [Điểm ưu tiên (nếu có)]
Trong đó:
– Tổng điểm bài thi HUST tính theo thang điểm 100;
– Điểm ưu tiên là tổng điểm của ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành;
Nguyên tắc xét tuyển, tiêu chí phụ đối với phương thức xét tuyển sử dụng bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy
- Nguyên tắc xét tuyển: Căn cứ vào Điểm xét tuyển (làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2), xếp từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu theo từng ngành.
- Tiêu chí phụ: Nếu ở mức điểm trúng tuyển có nhiều thí sinh bằng điểm nhau, nhà trường chọn thí sinh có điểm từng phần thi trong bài thi theo thứ tự ưu tiên cao hơn ngoài các tiêu chí cứng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Cụ thể như sau:
– Đối với thí sinh sử dụng bài thi HSA: Phần 1 (Tư duy định lượng), Phần 2 (Tư duy định tính), Phần 3 (Khoa học).
– Đối với thí sinh sử dụng bài thi HUST: Phần thi Tư duy Toán học, Phần thi Tư duy đọc hiểu, Phần thi Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề.
Thí sinh xét tuyển theo mã phương thức xét tuyển 500 (đối tượng dự bị đại học)
Thí sinh đã hoàn thành dự bị đại học, có điểm tổng kết từng môn học trong tô hợp xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 6,0 điểm trở lên.