Xu hướng tuyển sinh đại học mới: Không sử dụng kết quả kỳ thi THPTQG

Các trường đại học hiện nay đang dần tự chủ trong công tác tuyển sinh, nhất là các trường đại học lớn có mức độ cạnh tranh cao. Xu hướng tuyển sinh đại học bằng các kỳ thi riêng, các phương thức xét tuyển mới đang ngày càng được nhiều trường áp dụng.

Các trường top tổ chức những kỳ thi riêng, chỉ tiêu dành cho kỳ thi THPTQG giảm

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, một trường top đầu về ngành kinh tế, đã đưa ra thông báo không tuyển sinh bằng phương thức xét kết quả kỳ thi THPTQG trong năm 2023. Trường chỉ dành chỉ tiêu cho các phương thức xét tuyển bằng ĐGNL, xét tuyển kết hợp, xét chứng chỉ Tiếng Anh…

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng chỉ dành 20-30% chỉ tiêu cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, tại một số ngành cạnh tranh cao, thuộc các nhóm như Tự động hoá, Công nghệ thông tin, trường sẽ không tuyển sinh từ kết quả thi tốt nghiệp mà dành toàn bộ chỉ tiêu cho thi đánh giá tư duy.

Xem thêm: Kỳ thi ĐGTD là gì? Các trường sử dụng kết quả kỳ thi ĐGTD?

Đề thi tốt nghiệp hiện nay với mục đích chính là xét tốt nghiệp, phần lớn các trường vẫn có thể sử dụng để tuyển sinh nhưng độ phân hóa không quá cao. Vì vậy, việc chủ động tạo ra một kỳ thi tuyển sinh đầu vào, ít phụ thuộc kết quả thi tốt nghiệp THPT và có tính phân loại cao chính là xu hướng tuyển sinh của các trường đại học hiện nay.

Xét thêm nhiều phương thức tuyển sinh mới

Bên cạnh các kỳ thi lớn được sử dụng rộng rãi cho việc xét tuyển vào trường đại học như: kỳ thi ĐGNL, ĐGTD, … thì các trường còn có thêm nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau:

  • Xét học bạ
  • Xét tuyển tài năng
  • Phỏng vấn
  • Viết bài luận
  • Xét tuyển kết hợp giữa kết quả học bạ và kết quả thi THPTQG
  • Xét tuyển thẳng đối với các thí sinh THPT chuyên hoặc đạt giải HSG
  • Xét tuyển kết hợp thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế…

Việc tuyển sinh bằng các khối thi truyền thống diễn ra hàng chục năm nay đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với sự thay đổi liên tục của xã hội. Sự đổi mới này được cho là cần thiết cho sự phát triển và tiến bộ của nền Giáo dục Việt Nam.

Đánh giá kiến thức toàn diện

Các kỳ thi đều đánh giá năng lực và kiến thức của học sinh một cách toàn diện và đầy đủ nhưng đều nằm trong khả năng và tầm hiểu biết của học sinh.

Với phương thức này, những ngành nổi trội sẽ dễ dàng lựa chọn được sinh viên xuất sắc, đáp ứng tính khắt khe trong tuyển chọn.

Do đó việc các trường tuyển sinh bằng các bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy là hoàn toàn phù hợp với xu hướng giáo dục mới.

Là cơ hội và thách thức đối với học sinh

Tuyển sinh bằng nhiều phương thức mới đưa đến cho học sinh nhiều cơ hội để vào trường đại học mơ ước, tuy nhiên cũng đem lại áp lực rất lớn cho các em. Nhiều em sẽ cảm thấy hoang mang khi đứng trước quá nhiều sự lựa chọn, hoặc ôm đồm quá nhiều kỳ thi một lúc.

Tuy nhiên, nếu biết sắp xếp hợp lý, thì việc này mở ra rất nhiều cánh cổng cho các em. Thí sinh hoàn toàn có thể lựa chọn hướng đi phù hợp nhất với mình và thực hiện nó một cách tốt nhất. Con đường dẫn đến nguyện vọng yêu thích của các em sẽ trở nên rộng mở hơn rất nhiều.

Xem thêm:

Tuyển sinh 2022: Nhiều trường Đại Học có xu hướng tổ chức kỳ thi riêng

Điểm chuẩn học bạ Học viện Ngoại giao: hầu như đều vượt mức 30 điểm

Điểm chuẩn học bạ cao ngất ngưởng: Nhiều trường lấy hơn 30 điểm học bạ